Một vài phụ nữ xuất hiện hiện tượng có tên gọi "mặt nạ của thai kỳ". Đó là vùng da bị thâm xung quanh mắt của bạn sẽ bắt đầu mờ dần. Những phụ nữ bị mụn trứng cá trong thai kỳ sẽ thấy làn da của họ bắt đầu sáng dần. Tuy nhiên, những phụ nữ khác lại bắt đầu bị nổi mẩn đỏ quanh miệng và cằm hoặc da bị khô hơn. Mọi tình trạng sau sinh trên sẽ hết trong vòng vài tuần.
Ngực của bạn có thể sẽ trở nên đỏ ửng, sưng, đau và căng sữa trong một hoặc hai ngày sau khi sinh. Một khi sưng đau giảm dần, trong khoảng 3-4 ngày (hoặc cho đến khi bạn ngừng cho con bú), ngực của bạn sẽ có thể bắt đầu chảy xệ như một kết quả của việc da bị căng kéo dài.
Bụng thay đổi
Ngay khi em bé chào đời, tử cung của bạn vẫn còn cứng và tròn. Trong khoảng sáu tuần, nó sẽ chỉ nặng gần 60g và không còn cảm nhận được bằng cách nhấn vào bụng. Đường nâu bí ẩn mà bạn có ở giữa vùng bụng dưới trong thời gian mang bầu sẽ biến mất. Nhưng, thật tiếc khi những vết rạn da đang phát triển trên da bạn sẽ không biến mất trong tương lai gần.
Vết rạn da thường có màu đỏ sáng trong một thời gian ngắn, rồi chúng sẽ trở thành màu bạc và bắt đầu “hoàn tan” với màu da của bạn. Ngoài ra, ngay cả những bà mẹ giữ dáng chặt chẽ nhất cũng sẽ gặp vấn đề da nhẽo ở khu vực bụng trên sau sinh. Nếu vậy, bạn hãy đứng lên ngồi xuống, tập vài tư thế yoga nhất định, cùng các bài tập bụng khác để giúp bụng phẳng như trước đây.
Đau lưng
Bởi bạn sẽ mất một thời gian để các cơ bụng bị kéo căng trở lại khỏe mạnh, cơ thể của bạn sẽ tạo thêm trọng lượng vào các cơ lưng của bạn. Điều này có thể dẫn đến đau lưng cho đến khi các cơ bụng thắt chặt lại. Một bà mẹ mới sinh cũng có thể bị gây đau lưng do tư thế không đúng khi mang thai. Nói chung, những rắc rối này cần được xử lý trong sáu tuần đầu tiên sau sinh. Nếu không, bạn sẽ phải gặp một bác sĩ chỉnh hình xương khớp..
Không tự chủ được việc đi tiểu
Nếu không có em bé ép lên bàng quang của bạn nữa, bạn sẽ không đi tiểu thường xuyên. Nhưng áp lực lên niệu đạo trong lúc sinh nở có thể làm cho việc đi tiểu sau sinh của bạn gặp khó khăn. Các bà mẹ mới sinh cũng có thể gặp vấn đề đi tiểu không tự chủ hoặc nhiễm trùng đường tiết niệu, mà có thể gây ra cảm giác bỏng rát khi đi tiểu.
Táo bón
Nếu bạn bị táo bón trong thời kỳ thai nghén, bạn vẫn có thể gặp rắc rối với táo bón, ngay cả sau khi bạn sinh con. Thủ thuật cắt tầng sinh môn có thể làm cho việc di chuyển của ruột bị đau. Vì thế, một chế độ ăn nhiều chất xơ và uống nhiều nước, sữa, cùng nước trái cây có thể giúp giảm đau.
Đau âm đạo và tiết dịch
Âm đạo của bạn có thể trở nên căng và đau sau sinh. Nếu bạn đã cắt tầng sinh môn, sử dụng túi lạnh ngay sau khi sinh có thể giúp giảm bớt sự khó chịu. Một thời gian ngắn sau khi vượt cạn, bạn sẽ bắt đầu thấy chất dịch âm đạo tiết ra, chủ yếu là máu, đó những gì còn lại của nội mạc tử cung sau khi sinh con. Chất này được gọi là sản dịch và tình trạng này có thể kéo dài trong vài tuần. Nếu bạn đang cho con bú vào thời điểm đó, bạn có thể gặp tình trạng khô âm đạo. Hãy tìm một chất bôi trơn âm đạo hòa tan trong nước để giảm đau.
Đổ mồ hôi
Sau khi em bé chào đời, bạn có thể bắt đầu thấy mồ hôi tiết ra quá nhiều vào ban đêm. Điều này là do cơ thể bạn đang loại tất cả các chất lỏng nó tích lũy được trong quá trình mang thai của bạn.
Tràn đầy năng lượng
Bên cạnh những thay đổi sau sinh gây khó chịu cho mẹ bầu thì cũng có cả những thay đổi tích cực. Một số bà mẹ mới sinh nói rằng họ cảm thấy tràn đầy năng lượng hơn so với trước khi mang bầu. Trên thực tế, khả năng luyện tập aerobic của một người phụ nữ có thể tăng lên đến 20 % trong 6 tuần đầu tiên sau sinh. Trong khi những người phụ nữ khác nói rằng do kiệt sức vì sinh nở, chăm sóc con, và trọng lượng cơ thể dư thừa làm cho họ cảm thấy chậm chạp và buồn rầu